Nếu bạn đã từng đặt chân đến Trung Quốc chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với nét văn hóa của “người khổng lồ” này. Bởi lẽ, Trung Quốc không chỉ là một nước mà nó gần như là một thế giới nhỏ. Và đây cũng là một điểm du lịch khá độc đáo và riêng biệt. Có thể nói, đất nước Trung Quốc rộng lớn, khổng lồ và đủ hoang dã để làm thỏa mãn thú khám phá của bạn cho dù là con người hay là văn hóa. Sau đây hãy cùng chúng tôi điểm lại một vài nét đặc biệt về văn hóa Trung Quốc nhé.
Mục lục
Đất nước Trung quốc và các thời kỳ lịch sử
Trên bản đồ thế giới, Trung quốc là cộng hòa nhân dân Trung hoa. Lãnh thổ đất nước này có diện tích 9.597.000 km² thuộc khu vực Đông Á. Trải dài từ Tây sang Đông lẫn từ Bắc đến Nam. Biên giới giáp ranh với 14 nước như: Nga, Ấn Độ, Mông Cổ, Triều Tiên Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Nepal, Bhutan, Myanmar, đất nước ta và Lào.
Bắc Kinh thuộc tỉnh Hà Bắc là thủ đô Trung quốc. Từ xa xưa, vùng đất này từng là kinh đô của hầu hết các triều đại phong kiến Trung Hoa. Lợi thế của quốc gia này có đường bờ biển dài 18.000 km về phía Đông và Đông Nam đều tiếp giáp với biển Đông Trung Hoa, vịnh Triều Tiên, Hoàng Hải và Biển Đông. Địa hình tự nhiên của Trung quốc cũng rất nhiều loại vừa có đồng bằng, châu thổ. Trung Quốc vừa có cả cao nguyên và hoang mạc cùng với hàng ngàn con sông cả lớn lẫn nhỏ.
Con người, văn hóa Trung quốc
Văn hóa Hán tự Trung Hoa
Chữ Hán do nhân dân lao động cùng nhau tạo ra trong quá trình sản xuất lâu dài của họ. Ban đầu, chữ Hán là những hình vẽ thô sơ biểu ý. Sau đó dần dần được hoàn thiện. Các hình vẽ được người Trung Quốc cổ đại biến thành các nét chữ. Và sắp xếp chúng với nhau để tạo thành chữ. Một số chữ Hán là chữ tượng hình hoàn toàn. Ví dụ như Nhật 日, Nguyệt 月, Mộc, Thủy 水, Đao 刀, …Trong thời kỳ cổ đại, những chữ tượng hình này được gọi là Văn. Đó là cách người xưa dùng để ghi lại những gì họ nhìn thấy.
Về sau, khi các chữ tượng hình không còn đủ để biểu đạt sự vật trong đời sống hàng ngày, người ta đã thêm các ký hiệu biểu thị ý nghĩa vào các chữ tượng hình, gọi là chữ hội ý. Chữ Hán là văn tự cổ xưa nhất hiện nay còn tồn tại trên thế giới. Từ khi xuất hiện cho đến nay nó đã ảnh hưởng rất lớn đến các dân tộc khác trên thế giới như: Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản,…
Giao tiếp của người Trung Quốc
Khác với người phương Tây, người phương Đông nói chung và người Trung Quốc nói riêng khá khắt khe trong vấn đề giao tiếp. Người Trung Quốc có những nét văn hóa, phong tục tập quán khá giống với người Việt Nam, tuy nhiên khi giao tiếp với người Trung Quốc ta cũng nên chú ý một số điểm:
– Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước.
– Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó. Vì điều này rất không lịch sự. Tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó.
– Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời.
– Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thể thao. Tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ đề về chính trị, không nên có lời phê phán.
Kiến trúc có bề dày lịch sử lâu đời
Trung Quốc là quốc gia có bề dày lịch sử trên 5000 năm. Đây không chỉ là quốc gia được biết đến với sự phát triển kinh tế vượt bậc. Mà những công trình kiến trúc ngay từ những thời xa xưa đã được xây dựng vô cùng hoành tráng, đồ sộ. Tất cả được lưu giữ mà cho đến ngày nay. Bạn hãy thử ghé thăm Vạn Lý Trường Thành, Cố cung, Di Hòa Viên, Lạc Sơn Đại Phật,… để thấy hơn sự đồ sộ và độc đáo nơi đây.
Nét độc đáo nghệ thuật
Đây là chủ đề bất tận cho bất kỳ ai muốn nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc. Nó bao gồm rất nhiều thứ từ thơ ca, kịch, kiến trúc, mỹ thuật,… Trong đó, nét đặc sắc nhất mà khi du lịch Trung Quốc nhất định bạn phải thử qua đó chính là xem một vở kinh kịch và khám phá những công trình kiến trúc đồ sộ của Trung Quốc.
Nói về Kinh kịch, là một thể loại ca kịch của Trung Quốc hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của vương triều nhà Thanh. Bắt nguồn là những màn diễn tuồng sân khấu của Trung Hoa cổ. Nó được gọi là ca kịch hay hý kịch là một thể loại diễn tuồng. Bao gồm ca múa (ngâm khúc kèm theo nghệ thuật vũ đạo). Thậm chí có cả các loại tạp kỹ pha trộn như kể chuyện, các màn nhào lộn, xiếc, diễn hoạt kê (tiếu lâm khôi hài), đối thoại trào lộng và võ thuật.
Ẩm thực Trung Quốc gắn liền với đạo Khổng
Người ta thường nói “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”. Điều đó để thấy rằng ẩm thực Trung Quốc có một vị trí đặc biệt trên trường quốc tế. Cũng như văn hóa Trung Hoa. Ẩm thực cũng là một trong những chủ đề hấp dẫn nhất cho bất kỳ du khách nào đến Trung Quốc. Tuy nhiên, không chỉ có những phong cách đa dạng. Ẩm thực Trung Quốc còn là có những triết lý nghệ thuật và những tập quán ăn uống độc đáo.
Ẩm thực Trung Quốc lấy đạo Khổng làm trung tâm. Nghĩa là dù là món ăn nào đi nữa cũng phải tuân theo thuyết quân bình âm dương. Các món ăn hài hòa sẽ tốt hơn cho cơ thể. Trong đó, các món ăn đều được kết hợp khéo léo kết hợp với các loại gia vị. Qua đó để không chỉ tạo ra những món ăn hấp dẫn mà còn phải tốt cho sức khỏe. Tuy theo từng khu vực mà có những trường phái thức ăn khác nhau như: Sơn Đông, Tứ Xuyên, Giang Tô, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam, An Huy. Trong tập quán ăn uống, người Trung Quốc thường có 3 bữa ăn trong ngày. Khi ăn không nên phát ra tiếng động quá to vì như vậy là bất lịch sự.
Trà đạo Trung Quốc
Trà đạo cũng đã tạo nên một nét đẹp văn hóa của người Trung Quốc. Thưởng trà là tập tục không thể thiếu trong sinh hoạt của người Trung Hoa xưa. Trung Quốc là cái nôi của trà đạo. Bởi đây là quốc gia đầu tiên phát hiện ra trà và sử dụng trà như một đồ uống. Trà không chỉ là thức uống thanh nhiệt mà còn chữa được bệnh. Đối với người Trung, thưởng trà đã trở thành nét văn hóa ngàn năm lịch sử. Việc thưởng trà cũng là một nghệ thuật. Để có thể có được một ấm trà ngon, không đơn giản chỉ là nguyên liệu tốt. Mà còn là thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật pha trà, sự kết hợp hài hòa giữa trà và Đạo.