Thiếu vitamin A sẽ dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm về mắt

Vitamin A là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt và rất tốt cho mắt. Thúc đẩy sức khỏe niêm mạc và giác mạc. Nó cũng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cấu trúc tế bào biểu mô tuyến lệ, bảo vệ màng tế bào chống lại tình trạng thiếu oxy và tác hại của các gốc tự do. Vitamin A sẽ tham gia trực tiếp vào các phản ứng ở tế bào hình que và tế bào hình nón trên võng mạc.

Chất này còn giúp tạo ra sắc tố của võng mạc để điều tiết mắt và hỗ trợ mắt nhìn rõ hơn trong môi trường thiếu sáng. Nếu chúng ta thiếu đi laoij vitamin này thì khả năng mắt của chúng ta sẽ kém đi một cách rõ rệt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn những thông tin về loại Vitamin này nhé.

Những thông tin cần biết về Vitamin A

Vitamin A là một trong 3 vi chất dinh dưỡng (sắt, Iốt, vitaminA) quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Thiếu Vitamin A không chỉ gây khô mắt dẫn tới mù loà vĩnh viễn. Mà nó còn làm tăng nguy cơ tử vong, bệnh tật và làm giảm sự tăng trưởng của trẻ.

Khi cơ thể thiếu Vitamin A, nguy cơ nhiễm trùng tăng cao và khi nhiễm trùng. Cơ thể sẽ cần thêm Vitamin A. Gây nên thiếu hụt Vitamin A trầm trọng. Do vậy, trẻ em có thể bị tắc trong một vòng luẩn quẩn giữa việc bị thiếu hụt Vitamin A – nhiễm trùng và tỉ lệ tử vong trẻ em tăng cao. Ngoài ra, Vitamin A còn có thể gây nên tình trạng khô da, khô mắt, bệnh quáng gà phát triển chậm.

Vitamin A là một trong 3 vi chất dinh dưỡng (sắt, Iốt, vitaminA) quan trọng đối với sức khỏe của trẻ
Vitamin A là một trong 3 vi chất dinh dưỡng (sắt, Iốt, vitaminA) quan trọng đối với sức khỏe của trẻ

Những lợi ích mà Vitamin A mang lại

Vitamin A  tham gia vào nhiều chức năng  quan trọng trong cơ thể:

  1. Vitamin A tham gia vào quá trình phân chia tế bào giúp trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường.
  2. Vitamin A tham gia vào chức năng thị giác của mắt. Đó là khả năng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Khi thiếu Vitamin A khả năng nhìn thấy của mắt lúc ánh sáng yếu sẽ bị giảm. Hiện tượng này thường xuất hiện vào lúc trời nhá nhem tối nên được gọi là “Quáng gà”.
  3. Vitamin A cần thiết cho sự bảo vệ toàn vẹn của biểu mô giác mạc mắt. Các tổ chức biểu mô dưới da, khí quản, các tuyến nước bọt, ruột non, tinh hoàn.
  4. Vitamin A tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch cơ thể, làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật.

Những tác hại của Vitamin A

Thiếu vitamin A làm trẻ chậm tăng trưởng, nhất là ở những trẻ nhỏ.

Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng cơ thể đối với bệnh tật. Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, da khô, tóc dễ rụng, ..và khi bị mắc bệnh, thời gian bệnh kéo dài hơn, nguy cơ tử vong cao hơn.

Thiếu vitamin A nặng kéo dài sẽ dẫn đến khô mắt. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Cấp độ tổn thương mắt (khô mắt) do thiếu Vitamin A:

+ Quáng gà: Giảm thị lực trong điều kiện ánh sáng yếu. Quáng gà là biểu hiện sớm về lầm sàng của thiếu vitamin A

+ Vệt bito: Vệt trắng bóng trên màng tiếp hợp mắt – Biểu hiện của đám tế bào biểu mô kết mạc bị khô, dày lên, sừng hóa và bong vảy.

+ Khô giác mạc: Lòng đen trở nên mất độ sáng bóng, mờ đục như sương phủ, có thể sần xùi (trẻ sợ sáng, cụp mắt nhìn xuống, ra ánh sáng thường nhắm mắt).

+ Loét giác mạc: Là biểu hiện mất một phần hay tất cả các lớp của giác mạc. Nếu điều trị kịp thời sẽ khỏi không sẽ mù

+ Sẹo giác mạc

+ Tổn thương đáy mắt.

Thiếu vitamin A nặng kéo dài sẽ dẫn đến khô mắt. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn
Thiếu vitamin A nặng kéo dài sẽ dẫn đến khô mắt. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn

Những nguyên nhân dẫn đến thiếu Vitamin A

Khẩu phần ăn bị thiếu hụt Vitamin A:

– Cơ thể không thể tự tổng hợp được Vitamin A mà phải do thức ăn cung cấp, vì vậy nguyên nhân chính của thiếu Vitamin A là do ăn ít thực phẩm giàu Vitamin A (Thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây có màu vàng, cam,…).

– Chế độ ăn thiếu dầu mỡ sẽ làm giảm hấp thu Vitamin A (vì Vitamin A tan trong dầu).

– Ở trẻ nhỏ đang bú thì nguồn Vitamin A là sữa mẹ, trong thời kỳ cho con bú nếu bữa ăn của mẹ thiếu Vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con.

Bệnh nhiễm trùng:

Đặc biệt là Sởi, Tiêu chảy, Viêm đường hô hấp làm  tăng nhu cầu Vitamin A gây nguy cơ thiếu Vitamin A. Nhiễm giun, nhất là giun đũa cũng là yếu tố góp phần làm thiếu Vitamin A

Suy dinh dưỡng:

Thường kèm thiếu Vitamin A vì Protein giữ vai trò trong chuyển hóa và vận chuyển Vitamin A. Ngoài ra, thiếu một số vi chất khác như kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa Vitamin A.

Nhiễm trùng và suy dinh dưỡng làm hạn chế hấp thu, chuyển hoá vitamin A đồng thời làm tăng nhu cầu sử dụng vitamin A, ngược lại thiếu vitamin A sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và suy dinh dưỡng, như vậy sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn làm bệnh thêm trầm trọng dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Khi bị suy dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu đi vitamin A
Khi bị suy dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu đi vitamin A

Phương pháp phòng chóng thiếu Vitamin A

Nuôi con bằng sữa mẹ:

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú tới 24 tháng giúp đảm bảo nhu cầu vitamin A cho trẻ.

Duy trì chế độ ăn đa dạng thực phẩm, sử dụng thực phẩm giàu vitamin A:

– Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, lựa chọn thực phẩm giàu vitamin A : .

– Thức ăn nguồn gốc động vật: Trứng, cá, thịt, gan, sữa,..

– Thức ăn nguồn gốc thực vật: Các loại rau xanh, đáng chú ý là rau muống, xà lách, rau ngót, rau diếp, rau dền, hành lá, hẹ lá, rau thơm, các loại củ quả như gấc, cà rốt, quả chín như đu đủ, xoài…

– Cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm, chất béo cho bữa ăn hàng ngày.

Bổ sung vitamin A liều cao:

– Theo chiến dịch cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi uống vitamin A liều cao định kỳ 2 đợt/năm (vào ngày 1 – 2 tháng 6 và ngày 1 – 2 tháng 12) tại trạm Y tế.

– Thường xuyên không theo chiến dịch cho trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ và Trẻ <5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A (suy dinh dưỡng nặng, tiêu chảy kéo dài, viêm hô hấp tái đi tái lại, …) tại Trạm Y tế và cơ sở khám chữa bệnh.

– Bà mẹ sau khi sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *