Đã có hàng loạt đường dây đánh bạc online liên tiếp trong thời gian gần đây đã bị lực lượng công an triệt phá. Hơn thế, những đường dây này đều có giá trị giao dịch tối thiểu lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Tiêu biểu có đến 4 đường dây đánh bạc online được Cơ quan Công an triệt phá mà giá trị giao dịch tối thiểu lên đến hàng nghìn tỷ đồng/đường dây chỉ trong 2 tháng 10 và 11 vừa qua. Vậy, vì sao, thời gian gần đây các đường dây đánh bạc online nghìn tỷ lại đang “nở rộ” tại Việt Nam như vậy?
Mục lục
Triệt phá hàng loạt sới bạc online nghìn tỷ
Nguyễn Minh Thành và 9 người khác về tội “Tổ chức đánh bạc”; 7 người bị khởi tố tội “Đánh bạc”
Vụ đầu tiên là ngày 3.10. Theo đó, Công an quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội đã khởi tố, tạm giam Nguyễn Minh Thành và 9 người khác về tội “Tổ chức đánh bạc”; 7 người bị khởi tố tội “Đánh bạc” và được tại ngoại. Cùng với đó là 1 người bị khởi tố tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.
Theo cơ quan Công an, nhóm của Thành tổ chức đánh bạc trái phép. Đường dây được tổ chức dưới vỏ bọc game bài “SUMVIP” và “VUACLUB”. Trong đó là hệ thống 160 đại lý cấp 1 và cấp 2. Tổng số tiền giao dịch khoảng 1.500 tỷ đồng.
Triệt phá đường dây đánh bạc do Đỗ Ngọc Hà cầm đầu
Tiếp theo là ngày 3.11, Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) đã triệt phá đường dây đánh bạc do Đỗ Ngọc Hà (sinh năm 1984, tên gọi khác là Hà Miên, trú tại quận Long Biên) cầm đầu. Theo đó, nhóm của Hà với tổng cộng 17 đối tượng. Nhóm này đã tổ chức đánh bạc trái phép trên trang web https://cp.starcsn.com (sau đổi tên thành evol.club). Công an xác định đường dây này từ khi hoạt động vào ngày 19.4.2021. Đến khi bị triệt phá đã phát triển được 3.000 đại lý và 200 tổng đại lý. Tổng số tiền cược của hệ thống do Hà và Sơn đã lên đến hơn 1,1 tỷ Euro. Theo đó quy ra tiền Việt Nam khoảng 30.000 tỷ đồng.
Đường dây đánh bạc qua mạng do đối tượng Trần Tuấn Thành cầm đầu
Đến 4.11, Cơ quan CSĐT Bộ Công an triệt phá thêm một đường dây đánh bạc qua mạng khác. Đường dây do đối tượng Trần Tuấn Thành (sinh năm 1988, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) cầm đầu. Đường dây của Thành được xác định là “chi nhánh” của một đường dây đánh bạc quy mô quốc tế. Tại đây có số tiền giao dịch được xác định lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. Nhóm này tổ chức đánh bạc thông qua các trò chơi như tài xỉu, bầu cua, poker, bắn cá, bài lá, xổ số trên trang B29.win.
Đường dây tổ chức đánh bạc trên mạng do Phạm Công Anh cầm đầu
Và gần đây nhất, ngày 7.11, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm công nghệ cao (A05 – Bộ Công an) đã phối hợp với Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc trên mạng khác với quy mô 14.000 tỷ đồng. Đường dây này do Phạm Công Anh (42 tuổi) cầm đầu. Đường dây phạm tội này hoạt động tại nhiều tỉnh thành. Cơ quan công an đã bắt giữ 23 đối tượng trong đường dây này.
Câu hỏi đặt ra, vì sao các sới bạc online với tổng giá trị giao dịch hàng nghìn tỷ, ngày càng nở rộ tại Việt Nam?
Nguyên nhân các đường dây đánh bạc online nở rộ
Đánh bạc online không gây ồn ào, kín đáo
Nhận định về tình hình nở rộ đánh bạc trong thời gian qua, thiếu tướng Trần Ngọc Hà – Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) – cho biết, tổ chức đánh bạc qua mạng mang lại lợi nhuận lớn. Vì vậy các đối tượng đã bất chấp pháp luật thực hiện hành vi vi phạm. Các đối tượng tổ chức đánh bạc còn lôi kéo nhiều chuyên viên công nghệ viết phần mềm. Họ cùng tham gia vào đường dây tổ chức đánh bạc.
“Việc đánh bạc qua mạng không gây ồn ào, kín đáo nên đã thu hút được nhiều người chơi. Các đối tượng chỉ cần dùng điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Từ đó truy cập các trang web, ứng dụng đánh bạc trên mạng để sát phạt. Sau đó, các con bạc chỉ cần nộp tiền bằng thẻ cào hoặc chuyển khoản tài khoản ngân hàng. Như vậy sẽ tránh bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý.” Thiếu tướng Trần Ngọc Hà phân tích.
Việc điều tra, xử lý khó khăn hơn rất nhiều so với kiểu đánh bạc truyền thống
Cũng theo thiếu tướng Trần Ngọc Hà, việc điều tra, xử lý các đường dây này khó khăn hơn rất nhiều so với kiểu đánh bạc truyền thống. Bắt đánh bạc trên mạng là dựa trên chứng cứ điện tử. Nếu bị lộ, các đối tượng có thể đánh sập hệ thống hoặc xóa hết các dữ liệu mạng. Theo đó việc thực hiện các biện pháp tố tụng sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, Bộ Công an đã chủ động đào tạo trinh sát, điều tra viên nghiệp vụ chuyên môn giỏi. Nhờ đó có thể tấn công trấn áp tội phạm trên không gian mạng.
Pháp luật về phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Pháp luật đã có quy định nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Luật sư La Văn Thái (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho hay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Nhưng vẫn còn những quy định chưa phù hợp thực tiễn. Cũng như cũng chưa lường hết những hành vi vi phạm. Các đối tượng vì thế đã lợi dụng, lách luật. Từ đó tổ chức đánh bạc, gá bạc trên môi trường internet nhằm thu lợi bất chính. Vì vậy kéo theo nhiều hệ lụy nguy hại cho xã hội.
Luật sư Thái phân tích, Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, đối với hành vi rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc có thể bị xử phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng. Thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vẫn còn những quy định chưa phù hợp thực tiễn, chưa đủ để răn đe
Ðiều 321, Ðiều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Nội dung quy định về tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Tuy có cụ thể và rõ ràng hơn các quy định trong Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Nhưng hành vi sử dụng công nghệ cao trong hai loại tội nêu trên vẫn đang nằm ở tình tiết định khung. Chưa quy định thành một tội riêng với tệ nạn đánh bạc này. Vì vậy, mức độ răn đe chưa cao. Vì vậy chưa phù hợp tính chất, mức độ của các loại tội phạm này.
“Cần quy định các loại hành vi này thành một loại tội phạm độc lập. Đồng thời với mức hình phạt nghiêm khắc hơn so với tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc truyền thống. Bên cạnh đó, cũng cần có những quy định nhằm tăng quyền kiểm soát khách hàng cho các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp dịch vụ trên nền tảng internet. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường trong việc sử dụng dịch vụ như chuyển tiền, sử dụng email, mạng xã hội, mạng viễn thông… thì các tổ chức, đơn vị này có quyền từ chối hoặc ngừng cung cấp dịch vụ. Đồng thời có trách nhiệm tổng hợp báo cáo cơ quan chức năng. Từ đó tiến hành xác minh làm rõ.” Luật sư La Văn Thái nêu quan điểm.
Nguồn: laodong.vn