Đột quỵ rất nguy hiểm đến tính mạng con người

Tai biến mạch máu não (Đột quỵ) là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời. Trước đây, bệnh thường gặp ở người trung niên hoặc cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa, những người ở độ tuổi 20 – 30 cũng có khả năng mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và nó dễ dàng dẫn đến chết người. Mọi người phải cẩn thận và đề phòng nếu như trong nhà có người thân bị căn bệnh này. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến về căn bệnh đột quỵ cũng như cách sơ cứu nhanh.

Đột quỵ rất nguy hiểm

Đột quỵ không những là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Mà di chứng của đột quỵ còn để lại hậu quả rất nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Theo các nhà khoa học. Đối với bệnh nhân bị đột quỵ thì cứ 1 phút trôi đi sẽ có đến 2 triệu tế bào thần kinh chết đi. Vì vậy nếu bệnh nhân không được điều trị sớm. Không đến bệnh viện kịp thời thì nguy cơ tàn phế hoặc tử vong sẽ rất cao.

Đối với bệnh nhân bị đột quỵ thì cứ 1 phút trôi đi sẽ có đến 2 triệu tế bào thần kinh chết đi
Đối với bệnh nhân bị đột quỵ thì cứ 1 phút trôi đi sẽ có đến 2 triệu tế bào thần kinh chết đi

Với đột quỵ, việc phát hiện dấu hiệu bệnh trễ hoặc để người bệnh ở nhà sẽ không giúp bệnh nhân được an toàn. Khả năng phục hồi não và phục hồi sau đột quỵ được tính bằng giây. Do đó, điều quan trọng là cần phát hiện sớm đột quỵ. Đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Các loại đột quỵ chính

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Gây ra bởi tắc nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.

Đột quỵ do huyết khối: Tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.

Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể. Thường gặp nhất là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn.

Đột quỵ do xuất huyết: Loại đột quỵ này gây ra bởi vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết. Mà nguyên nhân có thể là do phình mạch, hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ.

Thiếu máu não thoáng qua (TIA): Thường gọi là đột quỵ nhỏ bởi là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ. Điều đó kéo dài khoảng vài phút.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đột quỵ F.A.S.T

(F) Méo miệng: Biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng.

(A) Yếu liệt tay chân: Đánh giá bệnh nhân có yếu hoặc liệt một bên hay không bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay lên cao.

(S) Ngôn ngữ bất thường: Đề nghị bệnh nhân lặp lại một cụm từ đơn giản xem bệnh nhân có hiểu không. Có lặp lại được không, nhận xét giọng nói có bị đớ không?

(T) Khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng trên một cách đột ngột: Gọi ngay cấp cứu 115 và đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ.

Đột quỵ xin đừng ở nhà! Hãy quan tâm và đưa người có nguy cơ đột quỵ đi cấp cứu ngay khi vừa phát hiện.

Đột quỵ xin đừng ở nhà! Hãy quan tâm và đưa người có nguy cơ đột quỵ đi cấp cứu ngay khi vừa phát hiện
Đột quỵ xin đừng ở nhà! Hãy quan tâm và đưa người có nguy cơ đột quỵ đi cấp cứu ngay khi vừa phát hiện

Sơ cứu tại nhà cho người có dấu hiệu đột quỵ

  • Không để người bệnh té và gọi xe cấp cứu ngay lập tức.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn. Để bảo vệ đường thở và an toàn cho người bệnh.
  • Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân như suy giảm ý thức, nôn mửa…
  • Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu.
  • Không cho bệnh nhân ăn uống. Vì có thể gây hít sặc chất nôn vào đường hô hấp, tắc đường thở, rất nguy hiểm.
  • Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *