Hiện nay, khi chúng ta nhắc đến những địa điểm du lịch nổi tiếng sở hữu những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, xinh đẹp thì chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến Sapa, Đà Lạt, Nha Trang, Mũi Né. Bên cạnh đó, cũng có một vùng đất đang dần trở thành một trong những địa điểm lý tưởng dành cho nhiều du khách có ý định khám phá núi non. Tây Nguyên luôn thu hút khách du lịch từ cái nhìn đầu tiên bởi những món ăn giản dị nhưng hết sức hấp dẫn, khung cảnh cao nguyên, núi rừng hùng vĩ, khiến cho rất nhiều người bị mê hoặc. Nhưng hơn hết đó chính là nơi đây nhờ nền văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú, độc đáo mà không một nơi nào có thể có được.
Mục lục
Văn hóa ẩm thực
Một trong những điều đặc biệt và ấn tượng nhất trong văn hóa Tây Nguyên. Giúp giữ chân mọi du khách thập phương đó chính là nền ẩm thực. Là một vùng đất trù phú, được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều loại sản vật độc đáo. Chính vì thế mà ẩm thực Tây Nguyên mang những hương vị rất đặc trưng của núi rừng. Khiến ai một lần thử qua đều phải nhớ mãi. Không chỉ bởi sự đa dạng, phong phú trong nguồn thực phẩm. Mà còn nhờ những bàn tay khéo léo, tài tình của người đầu bếp. Mới khiến các món ăn Tây Nguyên trở nên hấp dẫn và thu hút đến như vậy.
Một trong những món ăn tạo nên sự đặc biệt cho ẩm thực núi rừng Tây Nguyên đó chính là cơm lam. Đây được xem là món ăn chắt lọc tinh túy của núi rừng. Mang vị ngọt đặc trưng và hương thơm của tre nứa. Bên cạnh đó, du khách còn có thể thưởng thức những món ăn đặc sản khác; như măng le, gỏi lá, gà sa lửa, thịt nai.
Văn hóa lễ hội Tây Nguyên
Là nơi được biết đến với các sắc thái văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú. Được biểu hiện qua kho tàng văn học truyền miệng, qua nghệ thuật cồng chiêng hay các lễ hội truyền thống đặc sắc. Tây Nguyên xứng đáng là một trong những vùng đất lý tưởng để tìm hiểu và khám phá.
Có thể nói rằng, lễ hội là một trong những nhân tố đóng góp một phần quan trọng trong văn hóa vùng Tây Nguyên. Những lễ hội với nhiều màu sắc độc đáo; không chỉ chứa đựng nhiều tinh hoa trong văn hóa vật thể và phi vật thể của từng tộc người, từng nhóm, từng bản làng. Mà đồng thời còn đại diện cho sức mạnh tinh thần của người dân nơi đây.
Đến với những lễ hội ở Tây Nguyên; du khách sẽ được nghe tiếng chiêng ngân vang từ bộ cồng chiêng cổ nhất, có âm thanh hay nhất hàng làng. Được xem những thiếu nữ uyển chuyển, bước trong vòng xoang theo nhịp trống chiêng. Được chiêm ngưỡng những giàn cúng với những tua đan bằng tre nứa, sặc sỡ màu sắc, vút lên giữa trời cao nguyên lộng gió. Hơn thế nữa, bạn còn được ngắm nhìn những bộ trang phục. Và đồ trang sức đẹp nhất, quý nhất, được thỏa thích tìm hiểu về văn hóa ẩm thực. Và say trong men rượu cần ấm nồng. Một số lễ hội tiêu biểu của vùng Tây Nguyên; có thể kể đến như lễ ăn cơm mới, lễ cúng bến nước.
Cồng chiêng
Bên cạnh những lễ hội đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến tìm hiểu. Và khám phá thì cồng chiêng cũng là một yếu tố tô điểm thêm vẻ đẹp cho văn hóa vùng Tây Nguyên. Đã từ lâu, cồng chiêng đã được biết đến là biểu tượng cho sự tổng hòa các giá trị văn hóa đa dạng của nhóm tộc người. Và thể hiện giá trị nghệ thuật độc đáo. Không chỉ dừng lại ở đó; cồng chiêng còn được xem là ngôn ngữ giao tiếng hàng đầu của con người với thần thánh và thế giới siêu nhiên.
Chiêng đã đem lại những điều thiêng liêng cho cuộc sống của con người nơi đây. Khiến người ta như cảm thấy được sống trong một không gian thanh cao, tâm linh và huyền ảo. Bên cạnh đó, tiếng cồng chiêng còn đem đến cho đời sống của người Tây Nguyên sự lãng mạn. Chính sự ý nghĩa và độc đáo của tiếng cồng chiêng đem lại cho người dân Tây Nguyên. UNESCO đã công nhận đây là một kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Sử thi ở Tây Nguyên
Trong kho tàng văn hóa vùng Tây Nguyên thì không thể nào thiếu được giá trị của sử thi. Có thể nói rằng, sử thi Tây Nguyên là một giá trị tinh thần cao đẹp được đồng bào. Nơi đây lưu giữ trong trí nhớ và được diễn xướng trong các sinh hoạt cộng đồng. Sử thi hình thành trên nền tảng văn hóa, văn nghệ dân gian thời sơ sử và cổ đại. Trước hết trên nền tảng thần thoại.
Thần thoại phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới, về nhân loại, về cuộc sống. Do đó, thần thoại thường gắn liền với phong tục, tập quán, các nghi lễ truyền thống và ca múa nhạc nguyên thủy. Tây Nguyên được mệnh danh là chiếc nôi của sử thi Việt Nam với trên 20 sử thi của các bộ tộc khác nhau. Đặc biệt là “khan Đam San” của người đồng bào dân tộc Êđê. Tây Nguyên không chỉ là một vùng đất nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng; lãng mạn của cao nguyên hùng vĩ. Mà đây còn là nơi chứa đựng những nét tinh hoa văn hóa độc đáo mà không một nơi nào có được. Hy vọng những thông tin trên của ikdco.com sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về văn hóa vùng Tây Nguyên nhé.