Đái tháo đường thai kỳ là một trong những căn bệnh có thể gặp phải khi mang thai. Nếu chẳng may gặp phải tình trạng này, bạn cần nhanh chóng điều trị để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho sức khỏe của bạn và thai nhi. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Chính vì vậy mọi người không nên chủ quản về căn bệnh này đối với sức khỏe của người phụ nữ có thai.
Chúng ta cần hiểu về căn bệnh này cũng như những cách phòng ngừa căn bệnh này xuất hiển và ảnh hưởng đến đứa bé trong bụng của người mẹ. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến căn bệnh đái tháo đường thai kỳ, để mọi người có nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe.
Mục lục
Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là đái tháo đường xảy ra trên phụ nữ được phát hiện lần đầu tiên khi mang thai. Trong 100 phụ nữ mang thai ở Mỹ thì có 3-8 phị nữ bị đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường có nghĩa là đường trong máu (glucose) tăng cao. Cơ thể sử dụng glucose để tạo năng lượng. Tuy nhiên khi đường huyết tăng cao lại gây nhiều tác dụng xấu, đặc biệt không tốt cho thai nhi.
Những nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường thai kỳ
Sự thay đổi nội tiết tố và tăng cân là 2 vấn đề xảy ra trong thời kỳ mang thai, làm cho cơ thể đề kháng insulin. Khi đó đường huyết sẽ tăng cao trong máu.
Những thai phụ có nguy cơ của Đái tháo đường thai kỳ như:
– Thừa cân hay béo phì.
– Tiền căn gia đình bị đái tháo đường (Cha, mẹ, anh, chị, em ruột bị đái tháo đường).
– Tiền căn bất thường chuyển hóa Glucose.
– Tiền căn về bệnh sản khoa.
– Tiền căn sinh con trên 4kg.
– Tiền căn có hội chứng buồng trứng đa nang.
– Thuộc các sắc dân: latinh/Tây Ban Nha, Mỹ gốc Á, thổ dân Châu Mỹ, Cư dân quần đảo Thái Bình Dương.
– Đường huyết khi đói trên 85 mg/dl.
– Tiền đái tháo đường: đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa cao tới mức chẩn đoán đái tháo đường. Có 2 dạng: rối loạn dung nạp glucose và rối loạn đường huyết đói.
Thai phụ có nguy cơ cao mắc Đái tháo đường thai kỳ nếu thai phụ bị thừa cân. Có đái tháo đường thai kỳ trước đây. Có tiền căn gia đình bị đái tháo đường hay có đường glucose trong nước tiểu.
Bệnh tình có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Đái tháo đường thai kỳ nếu không được điều trị, có thể có nhiều tác dụng xấu trên thai nhi
– Thai lớn có thể gây sanh khó và nguy hiểm cho thai nhi.
– Hạ đường huyết sau sanh.
– Khó thở.
– Khi bị đái tháo đường thai kỳ, cần làm một số cận lâm sàng để kiểm tra thai nhi, như là siêu âm thai. Nếu mẹ bị đái tháo đường thai kỳ. Cả mẹ và con đều có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2 sau này.
Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường ở người mẹ
Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ thường không có triệu chứng nhưng có thể:
– Tăng nguy cơ bị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai.
– Có nguy cơ thai to và phải sanh mổ.
Tin tốt cho sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ là sau sanh đường huyết sẽ trở về bình thường. Tuy nhiên có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2 sau này. Nếu sau này có thai, có thể sẽ lại bị đái tháo đường thai kỳ.
Đái tháo đường thai kỳ gây ra nhiều tác dụng xấu trên mẹ và thai nhi dù không có triệu chứng, nên điều trị để giữ cho thai nhi khỏe mạnh.
Phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ
Cần có chế độ ăn phù hợp có lợi cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Đồng thời giữ đường huyết trong giới hạn bình thường bằng cách: Giới hạn thức ăn nhiều tinh bột, ăn 3 bữa nhỏ và từ 1 tới 3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày và ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ dưới dạng trái cây, rau xanh, gạo nguyên hạt, ngũ cốc, bánh mì. Hoạt động thể lực như đi bộ hay bơi lội sẽ giúp ổn định đường huyết và theo dõi đường huyết thường xuyên.
Lời kết
Tóm lại, những thai phụ có yếu tố nguy cơ cao cần được tầm soát bệnh ĐTĐ thai kỳ ngay từ lần khám thai đầu tiên. Những thai phụ chưa được chẩn đoán ĐTĐ trước đó cần được tầm soát ĐTĐ thai kỳ từ tuần thứ 24- 28 của thai kỳ. Những bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ cần đươc kiểm soát đường huyết chặt chẽ và theo dõi thường xuyên sự phát triển của thai nhi. Để phát hiện sớm, kịp thời những biến chứng để có những biện pháp can thiệp thích hợp, hiệu quả.